Bối cảnh Chiến_dịch_Sinyavino_(1942)

Xem thêm: Trận Leningrad

Thành phố Leningrad bị quân đội phát xít Đức tấn công vào đầu mùa thu năm 1941 và đến ngày 9 tháng 8 năm đó, quân Đức và Phần Lan đã bao vây thành phố, cắt đứt mọi con đường tiếp tế trên bộ cho Leningrad và những vùng phụ cận. Tuy nhiên, mọi nỗ lực nhằm hạ gục thành phố đều bị đập tan và người dân và binh sĩ trong thành Leningrad vẫn nhận được tiếp tế qua một "con đường Sống" ở hồ Ladoga, có thể bằng tàu thủy, bằng những đường ống dẫn dầu và khí đốt, hoặc bằng những đoàn xe tải chạy qua mặt hồ đóng băng vào mùa Đông. Trong lúc đó, vào ngày 4 tháng 7 năm 1942, Chiến dịch Krym-Sevastopol kết thúc với việc quân Đức đánh chiếm Sevastopol và Tập đoàn quân số 11 của Đức tại đây đã có thể rảnh tay để tác chiến ở những khu vực khác. Vì vậy, Hitler quyết định sẽ đem lực lượng này lên phía Bắc để tham chiến ở Leningrad.[7]

Về phía Liên Xô, họ cũng đang tích cực chuẩn bị lực lượng để phá vỡ vòng vây ở Leningrad. Tuy không thể bóp chết đượd thành phố, vòng vây của quân phát xít đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người và tài sản. "Con đường sống" băng qua hồ Ladoga cũng không phải là giải pháp lâu dài vì nó thường xuyên bị không quân Đức đánh phá. Trong năm 1942, quân đội Liên Xô đã tổ chức một vài đợt tấn công nhằm giải vây cho thành phố nhưng thất bại. Trong đó, thảm họaLyuban đã tập đoàn quân xung kích số 2 bị bao vây và tiêu diệt toàn bộ.[8] Bất chấp tất cả những khó khăn và thất bại liên tiếp đó, quân đội Liên Xô vẫn tiếp tục chuẩn bị binh lực cho một đợt tấn công mới vì hơn ai hết họ hiểu rõ tầm quan trọng to lón của việc mở một con đường tiếp tế cho thành phố Leningrad.[9]